Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng không phải ai cũng biết và thực hiện đúng cách. Thông thường nếu máu chảy không ngừng sau khi nhổ thì bạn cần phải nhanh chóng tới trung tâm y tế để tiến hành thăm khám lại. Vấn đề bọc răng sứ được bao lâu ai cũng nên tìm hiểu. 

Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng 

Cấu tạo của một chiếc răng được kết nối với các dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Vì thế, khi nhổ bỏ một chiếc răng thì các mạch máu ở niêm mạc sẽ bị tổn thương và gây ra hiện tượng chảy máu. Thường sẽ chảy máu khoảng 30-60 phút. Nhưng trong một số trường hợp, máu vẫn chảy không ngừng sau khi nhổ và nguyên nhân chủ yếu là do: 

Trường hợp dưới răng bi nhổ có cấu trúc nền đang bị viêm. Khi bác sĩ nhổ bỏ chiếc răng đó đi, các mạch máu sẽ bị dãn ra đột ngột và gây chảy máu. 

Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng ai cũng nên biết-1
Làm thế nào để cầm máu sau khi nhổ răng*

Nhổ răng nhưng còn sót lại mô hạt nhiễm trùng lâu ngày cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu. 

Hay do mạch máu lớn bị đứt, vết cắt nhổ quá rộng, vận động quá mạnh sau khi nhổ… 

Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh có liên quan đến máu như giảm tiểu cầu cũng khiến máu chảy lâu hơn. Người mắc các bệnh thiếu vitamin C, bệnh nhân trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mắc bệnh máu khó đông…cũng là lý do khiến máu chảy nhiều sau khi nhổ răng. 

Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng cho bạn 

Cầm máu chân răng khi bị chấn thương 

Nếu bạn không may bị ngã hay ăn phải đồ cứng đâm vào lợi bị chảy máu chân răng thì dùng mẹo cầm máu sau khi nhổ răng sau: sử dụng 1 miếng bông sạch đặt vào vị trí đó và giữ cố định trong 15 – 20 phút. Sau đó, bạn lấy miếng bông ra và nếu còn chảy máu thì bạn thay bằng 1 miếng bông khác. 

Khi răng máu ngưng chảy thì bạn nên hạn chế uống nước nóng hay ăn các món có vị cay vì sẽ làm nướu bị kích thích dễ chảy máu trở lại. Trong trường hợp răng bị chảy máu nhiều thì biện pháp trên chỉ sơ cứu tạm thời, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám kĩ hơn. 

Cầm máu chân răng bằng nước muối do viêm 

Nước muối sẽ sát khuẩn, làm giảm viêm nướu nên vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, không thể gây chảy máu ở chân răng. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp làm sạch toàn bộ khoang miệng nên hiệu quả khá tốt. 

Đối với trường hợp cầm máu chân răng do viêm nướu thì bạn nên pha nước muối loãng với nước ấm để súc miệng từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Tỉ lệ muối và nước là 1:100. 

Cầm máu chân răng bằng túi trà khi bị viêm 

Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nó còn phòng ngừa được các bệnh sâu răng, hôi miệng. Chính vì thế mà không ít nhãn hàng sử dụng trà xanh làm nguyên liệu trong kem đánh răng. 

Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng ai cũng nên biết-2
Túi trà lọc có thể giúp cầm máu hiệu quả*

Bạn có thể dùng 1 túi trà ngâm trong nước lạnh rồi lấy ra. Sau đó, bạn đặt túi trà vào chỗ răng bị đau trong vài phút rồi lấy ra, súc miệng lại thật sạch. Các chất trong trà xanh sẽ diệt các vi khuẩn gây viêm, làm sạch quanh nướu. 

Cầm máu chân răng bằng dầu đinh hương để chống viêm 

Tinh dầu đinh hương được chiết xuất từ hoa. Đây là loại tinh dầu có mùi thơm, giúp thư giãn nhờ mùi thơm dễ chịu, diệt khuẩn tốt. Đinh hương được xem là vị thuốc chuyên chữa các bệnh về cảm lạnh, viêm xoang, thấp khớp. 

Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng bằng tinh dầu này rất đơn giản. Bạn chỉ cần bôi 1 ít dầu xung quanh chân răng và để nguyên như thế trong 2 – 3 phút. Lưu ý là hạn chế tiết nước bọt, không được nuốt vào bụng. Sau đó, bạn nhổ nước bọt ra rồi súc miệng lại với nước.
 
Top