Niềng răng xong bị hở lợi do nguyên nhân gì? Niềng răng là phương pháp được các chuyên gia đánh giá rất an toàn và hiệu quả hiện nay. Bằng việc bác sĩ sử dụng các khí cụ nha khoa gắn lên răng giúp dịch chuyển các răng di chuyển về vị trí mới trên cung hàm. Có rất nhiều phương pháp để bạn lựa chọn như niềng răng mắc cài, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong, niềng răng trong suốt...
Nguyên nhân niềng răng xong bị hở lợi
Nhờ sử dụng lực kéo của các khí cụ nha khoa, như mắc cài – dây cung hoặc bộ khay niềng mà niềng răng có thể giúp các răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, hô, móm… trở về đúng vị trí như mong muốn.
Các chuyên gia đánh giá rằng nếu thực hiện đúng kĩ thuật thì đây là một giải pháp an toàn, không tác động đến cấu trúc răng, mô nướu và xương hàm. Giúp hàm răng trở nên đều đặn, khớp cắn hài hòa, tạo nên vòm miệng và khung hàm cân xứng, thon gọn, tăng tính thẩm mỹ khi cười và giao tiếp.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp niềng răng xong bị hở lợi mặc dù răng vẫn được sắp xếp, nắn chỉnh đều đặn. Kết quả không ai mong muốn này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Bác sĩ thực hiện chỉnh nha tay nghề kém, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều chỉnh lực kéo của mắc cài cho phù hợp với từng giai đoạn dịch chuyển của răng.
Niềng răng xong bị hở lợi phải làm sao*
- Kỹ thuật thực hiện không chính xác tạo lực kéo không đều. Khi lực kéo tác động lên răng quá mạnh hoặc quá yếu sẽ làm răng dịch chuyển không kịp hoặc không di chuyển, thậm chí làm răng dịch chuyển sai hướng.
- Việc nóng vội chuyển qua giai đoạn mới, tăng lực siết của mắc cài khi răng còn chưa kịp dịch chuyển xong ở giai đoạn cũ. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chân răng, khiến răng mọc tụt xuống dưới, còn lợi thì không còn ôm lấy cổ răng, có xu hướng lui dần về phía hàm, gây hiện tượng hở lợi.
- Bên cạnh đó, lựa chọn sai phương pháp chỉnh nha cũng là nguyên nhân dẫn đến niềng răng xong bị hở lợi.
- Ngoài những nguyên nhân từ kĩ thuật thực hiện không chuẩn xác của bác sĩ thì việc bệnh nhân tự ý thay khay niềng tại nhà khiến răng, hàm yếu đi và không có chế độ chăm sóc, vệ sinh khoa học khiến thực phẩm, mảng bám giắt lại nướu làm tổn thương nha chu cũng khiến hở lợi.
Khắc phục tình trạng niềng răng xong bị hở lợi như thế nào?
Trước tiên, để hạn chế việc niềng răng xong bị hở lợi sau khi niềng thì tốt nhất là bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sỹ sau khi niềng. Bạn cần quay trở lại thăm khám đúng kỳ. Đồng thời, hạn chế sử dụng các thực phẩm có độ cứng, thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách và nhất là không tự ý thay khay tại nhà.
Ngoài ra, khi phát hiện bất cứ một sai lệch nào về sự dịch chuyển của răng cũng như cảm thấy răng xa dần nướu sau một thời gian niềng thì lúc đó bạn đừng quá lo lắng và hoảng sợ. Hãy tới gặp ngay bác sỹ nha khoa đã niềng răng cho mình trước đó để có được những giải pháp khắc phục hiệu quả, nhanh chóng và an toàn nhất.
Các phương pháp niềng răng hiện nay*
Trường hợp tình trạng răng bị hở lợi đã trở nên nghiêm trọng, các liệu pháp nha khoa bình thường không thể điều chỉnh được thì cách duy nhất còn lại đó chính là phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ giúp cho lợi được kéo lên trên, sẽ làm cho thân răng dài hơn nếu thân răng hiện tại quá ngắn.
Nếu như bạn cảm thấy không an tâm và không tin tưởng vào cơ sở nha khoa mà mình đang lựa chọn thì có thể thay đổi.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề niềng răng xong bị hở lợi phải làm sao. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.